![]() |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nghe học sinh nói chuyện đọc sách ở thư viện |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Thư viện trường học đã có từ lâu, nhưng hiệu quả hoạt động không như mong muốn, chưa tương xứng với đầu tư. Tôi cảm thấy phải tìm hiểu, cần có một mô hình thư viện trường học khác với mô hình hiện có”.
Với học sinh tiểu học, chúng tôi chưa đặt ra vấn đề đọc sách để tự học. Nhưng các em cần phải đọc để tạo thói quen đọc sách, để bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách sẽ giúp các em có năng lực cảm thụ và sự rung động tâm hồn.
Việc dạy người chỉ có thể thông qua dạy chữ. Nếu tạo thói quen biết đọc, có nhu cầu đọc, muốn đọc, đọc cảm thấy hay, đọc có chủ đích… sau này các em sẽ có kỹ năng tự học.
Từ đọc sách, việc dạy các em giữ gìn sách cũng giáo dục các em nhiều điều”.
Về mô hình tủ sách phụ huynh đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Thái Bình, ông Luận cho rằng “cái gì chúng ta nghĩ ra đưa vào các quyết định hành chính hoặc sẽ có sức sống, hoặc không sống được, nhưng cái gì được người dân thừa nhận sẽ có sức sống lâu dài”.
Ông Luận nhấn mạnh trong chủ trương lớn xã hội hóa giáo dục, việc đóng góp tiền nong không phải là chủ yếu, mà là sự tham gia của xã hội góp phần cho giáo dục phát triển. Việc phát huy một cách có hiệu quả nhất thư viện, hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng đọc sách là một trong những mục tiêu của giáo dục đào tạo. Mục đích còn là để đổi mới cách dạy, cách học chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, và góp phần vào việc thay đổi quan niệm của cả học sinh, giáo viên trong việc dạy và học.
“Trước đây bố mẹ dẫn con đến trường và “trăm sự nhờ thầy”. Bây giờ cả xã hội tham gia vào việc giúp học sinh hình thành năng lực phẩm chất. Đồng thời, nhà trường tham gia xây dựng cộng đồng tốt đẹp.
Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh. Đồng thời “mở cổng trường” để các em tham gia vào các hoạt động của làng quê, thôn xóm”.
“Việc tạo cho học sinh thói quen đọc sách còn có ý nghĩa ở chỗ: Giáo dục đang chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, chuyển từ “dạy học” sang “dạy tự học” – ông Luận khẳng định.
“Văn hóa đọc có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cách thức giáo dục trong nhà trường, từ đó cũng góp phần to lớn, bền vững vào việc nâng cao văn hóa đọc trong xã hội, từ đó văn hóa ứng xử, văn hóa tranh luận, văn hóa bảo vệ, tiếp thu… cũng sẽ được phát huy.
Chúng ta mở rộng không gian dạy và học không phải chỉ ở trên lớp, không phải chỉ ở giảng đường mà trong thư viện, ở nhà và các không gian khác trong và ngoài giờ học. Trên cơ sở đó tạo thói quen đọc sách, học tập, học tập suốt đời, học tập mọi nơi, mọi lúc, học mọi đối tượng”.
Ông Luận cũng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ có chương trình phối hợp với các bộ ngành liên quan và các nhà xuất bản để có thể tổ chức tủ sách phụ huynh và thư viện trường học tốt hơn. “Các nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tủ sách phụ huynh nói riêng và thư viện trong trường học nói chung có thể làm cho phong trào đọc, văn hóa đọc của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao. Trên cơ sở đó, để góp phần nâng cao văn hóa đọc chung của toàn xã hội”.
Ngân Anh
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ để “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc sách hay” sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới. |
Tủ sách phụ huynh đầu tiên được anh Nguyễn Quang Thạch (Chương trình Sách hóa nông thôn) xây dựng và đặt tại trường THCS An Dục (Thái Bình). Tới tháng 1/2014, mô hình này đã được Sở GD-ĐT Thái Bình nhân rộng ra toàn tỉnh. Tới nay, đã có hơn 4 nghìn tủ sách phụ huynh được xây dựng tại địa phương, mỗi học sinh đọc ít nhất 5 đầu sách/năm học, nhiều gấp 5 lần trước đây. Tại nhiều trường học, mỗi học sinh đọc 20 – 30 đầu sách /năm học. |
![]() |
Kể từ khi kết hôn, Nhã Phương được nhận xét ngày càng xinh đẹp hơn trước. Cô cũng khiến nhiều người ghen tị khi luôn được ông xã Trường Giang chiều chuộng hết mực. |
![]() |
Nhã Phương chụp ảnh cùng Hồ Đức Vĩnh. Cả hai có mối quan hệ khá thân thiết. |
![]() |
Hồ Đức Vĩnh chia sẻ anh mong ngày càng có nhiều chương trình thiện nguyện để cộng đồng hiểu và ủng hộ nhiều hơn, từ đó có thể rút ngắn khoảng cách với người khuyết tật để cho họ không còn thấy tự ti, mặc cảm với xã hội. |
![]() |
Hiện tại dù ít hoạt động showbiz nhưng nam người mẫu vẫn rất nhiệt tình với các công tác từ thiện xã hội. Đây là hoạt động mà anh luôn tham gia mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Năm 2020, anh sẽ thành lập đội bóng nghệ sĩgây quỹ cho các hoạt động từ thiện. |
![]() |
Nam Cường cũng dành thời gian tới tặng quà cho các cụ già và người neo đơn cùng các nghệ sĩ. |
![]() |
Đông đảo các nghệ sĩ nhiệt liệt tham gia dự án từ thiện lần này. |
Mun
- Chiều 1/12, hôn lễ của MC Hoàng Oanh và ông xã ngoại quốc đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của nhiều bạn bè nghệ sĩ nổi tiếng và gia đình 2 bên.
" alt=""/>Nhã Phương trang điểm nhẹ đi từ thiện cùng Hồ Đức VĩnhNhiều khán giả thắc mắc rằng việc Đàm Vĩnh Hưng đi lưu diễn nước ngoài liệu có trái với quy định đình chỉ hoạt động biểu diễn của UBND TPHCM? Hồi tháng 7, nam ca sĩ bị cơ quan chức năng phạt cấm biểu diễn 9 tháng vì đeo huy hiệu “lạ” trình diễn ở show.
Trước đó, ca sĩ Trizzie Phương Trinh cũng đăng tải đoạn video clip ghi lại một tiết mục của Đàm Vĩnh Hưng tại Mỹ vào ngày 3/11 (giờ địa phương). Nữ ca sĩ cho biết khán giả bất ngờ khi Đàm Vĩnh Hưng lên sân khấu hát gần 20 bài, từ những bài hit đến nhạc bolero và New wave (làn sóng mới).
Trong phần bình luận, khi một khán giả thắc mắc: “Hưng hát lại được rồi”, nam ca sĩ đáp: “Ở nước ngoài thì không sao ạ”.
Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM cho biết phía Sở đã nắm vụ việc và sẽ giao cho Thanh tra Sở kiểm tra, phản hồi sau.
Hồi tháng 7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã ký quyết định xử phạt hành chính Đàm Vĩnh Hưng liên quan đến vụ việc nam ca sĩ biểu diễn với bộ trang phục có gắn một số huy hiệu "lạ" trên thân áo trong liveshow Ngày em thắp sao trời.
Theo đó, phía cơ quan quản lý ra quyết định xử phạt hành chính đối với Đàm Vĩnh Hưng vì biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Với vi phạm trên, Đàm Vĩnh Hưng bị phạt với mức tiền là 27,5 triệu đồng. Nam ca sĩ cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động biểu diễn 9 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 9, điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ.
Trước thắc mắc: Đình chỉ biểu diễn ở đây chỉ bao gồm trong nước hay cả quốc tế?, phía Sở Văn hóa cho biết sẽ căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng là “Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài”.
Trong đó, ông Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) là cá nhân, công dân Việt Nam nếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - quảng cáo ở Việt Nam và nước ngoài sẽ bị xử lý theo quy định.
Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 được áp dụng với “tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài”.
“Do vậy, hoạt động biểu diễn theo Nghị định số 144/2020/NĐ-CP điều chỉnh trên lãnh thổ Việt Nam và các quy định của Việt Nam mà tổ chức, cá nhân phải tuân thủ trước khi đi nước ngoài”, đại diện Sở cho biết.
Khôi Nguyên
Ảnh, clip: Tư liệu